THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG KHUNG KÈO THÉP STEELTRUSS

Đăng bởi STEELTRUSS NHÀ VIỆT vào lúc 10/08/2023

Tùy theo từng công trình mà chúng tôi có biện pháp thi công khác nhau. Sau đây chúng tôi xin trình bày thuyết minh biện pháp thi công cho dự án sửa chữa lắp đặt cho dự án NHÀ VĂN PHÒNG-NHÀ ĂN của chuyên gia thuộc KCN PHƯỚC ĐÔNG , HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH

THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG KHUNG KÈO THÉP STEELTRUSS

 DỰ ÁN: NHÀ ĂN – CĂNG TIN

 ĐỊA ĐIỂM: KCN PHƯỚC ĐÔNG , HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH

 GÓI THẦU:  THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ KÈO MÁI

  1.     GIỚI THIỆU CHUNG

-        Công trình: Nhà ăn – Căng tin

-        Hạng mục: Thi công lắp đặt kèo mái ngói

-        Địa điểm: KCN Phước Đông, Huyện Gò Dầu, Tỉnh Tây Ninh

2.     TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

-        “Kết cấu thép - gia công, lắp ráp và nghiệm thu - yêu cầu kỹ thuật” TCXDVN: 170: 2007.

-        “Quy phạm kỹ thuật an toàn thiết bị nâng” TCVN 4244-86.

3.     VẬT LIỆU VÀ DỤNG CỤ CHUYÊN DÙNG CẦN THIẾT

3.1.         Vật liệu:

-        Sản phẩm thép mạ STEELTRUSS được sản xuất theo tiêu chuẩn của Australia (Úc).

-        Vật tư Tole Lạnh mạ kẽm, Lito TS30.60 dùng để gia công chế tạo hệ dàn thép trọng lượng nhẹ STEELTRUSS phải là thép cường độ cao (cường độ chảy 550 Mpa) mạ hợp kim nhôm kẽm Zincalume G550/AZ100 do công ty sản xuất với những đặc tính kỹ thuật về tiết diện và độ dày chuyên biệt , tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm theo TCVN 197: 2014

-        Vít dùng cho liên kết các thanh mè và xà gồ  với nhau, liên kết xà gồ với bát liên kết phải là vít tự khoan cường độ cao mạ climaseal, sản xuất theo tiêu chuẩn AS 3566-Class3.

-        Máng xối INNOX

 

STT

Tên /Qui cách

Hình ảnh mô tả

Ghi chú

1

TOLE

 

 tole

 

2

Lito TS30.60

 lito ts30.60

 

3

Vít khoan mạ bạc

12-14*20

 

 máng xối mạ kẽm

 

4

Máng xối mạ kẽm

 

 

 

3.2.         Dụng cụ chuyên dùng cần thiết:

 

STT

Dụng cụ

Hình ảnh mô tả

Công dụng

1

Máy cắt

 máy cắt bê tông

Dùng loại máy đột cắt để tránh làm hòng lớp mạ tại vị trí cắt.

2

Súng bắn vít

 

súng bắn vít 

Phải có bộ phận điều chỉnh tốc độ, xoay 2 chiều, đầu vít đường kính 8.

3

Máy khoan bê tông

 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG NHÀ VIỆT

Dùng để khoan bê tông bắt bulon đạn, liên kết bát liên kết vào mái bê tông.

4

Kìm cắt kim loại

 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG NHÀ VIỆT

Dùng để cắt các góc cạnh nhỏ, cắt diềm   mái, đòn tay.

5

Dây búng mực

 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG NHÀ VIỆT

Dùng để lấy trục, cos

 

4.     VẬN CHUYỂN, TẬP KẾT VẬT TỰ VÀ BẢO QUẢN

4.1.         Vận chuyển và tập kết vật tư

-        Vật tư chuyển đến công trường theo từng đợt và dỡ tải xuống nhẹ nhàng.

-        Để tránh việc vật tư bị di chuyển nhiều lần trên công trường (thường là nguyên nhân gây ra những hư hại về lớp sơn, biến dạng cấu kiện), khi vật liệu được chuyển tới công trường, chúng phải được dỡ tải và sắp xếp gần vị trí lắp dựng đã định trước. Tùy vào vật liệu mà chúng được chuyển đến những vị trí phù hợp với công trình hay khu vực lắp dựng, nên gần ngay vị trí cẩu và vị trí lắp dựng. Điều trên là để thuận lợi cho việc sắp xếp và tập kết vật tư trong suốt quá trình lắp dựng.

4.2.         Bảo quản, lưu kho vật tư trên công trường

Với mục đích phòng và tránh những hư hại vật tư trong suốt quá trình bảo quản bởi các tác động môi trường như mưa, bão, bụi…đó là nguyên nhân gây han gỉ, bám bẩn.../. Xem các công tác bên dưới:

-        Chọn khu vực khô ráo, nền chắc chắn cho việc bảo quản vật tư.

-        Vật tư được kê cách mặt đất nhờ gỗ kê, để khoảng hở cho việc cẩu lắp.

-        Vật tư, cấu kiện sẽ phân ra để bảo quản. Các cấu kiện được chồng lên nhau nhưng được cách khoảng 5cm bởi các thanh gỗ, khoảng cách giữa các chồng là ³ 25cm.

-        Vật tư nên được kê nghiêng tối thiểu 5% để tránh nước đọng.

-        Vật tư sẽ được giữ tránh bùn đất, dầu mỡ. Các vật tư phụ sẽ được bảo quản tránh sự vấn bẩn của bùn đất…

-        Không dẫm đạp lên vật tư.

-        Tất cả buloong, tán, vít, nên được đóng kiện phù hợp và dễ nhận biết.

5.     BIỆN PHÁP LẮP DỰNG

5.1.         Thiết bị lắp dựng

-        Xe cẩu

  • Độ dài cần:
  • Góc nghiêng cực đại
  • Lực nâng lớn nhất:
  • Số lượng:

-        Giàn giáo: các bộ giáo sử dụng là giáo phổ thông kích thước: chiều cao 1700mm, chiều rộng: 1250mm.

-        Các thiết bị khác: máy siết bulon, máy khoan bê tông, khoá vặn bulon, súng bắn vít, thước thuỷ, dây búng mực, thước thép…

5.2.         Trình tự lắp dựng

5.2.1  Kiểm tra mặt bằng thi công đã đổ bê tông

          - Kiểm tra Phần mái cũ, kiểm tra mặt bằng trước khi thi công

          - Kiểm tra các mốc có cao độ đỉnh mái, kích thước hình học mái

5.2.2  Công tác tháo ngói cũ và cầu phông li tô

              - Sau khi kiểm tra xong tiến hành tháo ngói cũ . tháo phần ngói nóc trước. sau đấy tháo phần ngói chính, xếp gọn ngói trên mái vào vị trí có cây cầu phông, sau khi tháo hết phần ngói ta tiến hành đưa phần ngói cũ xuống đất và xếp gọn thành từng cây nhỏ, những phần ngói hư hỏng bỏ riêng để đưa vào công tác vứt bỏ xà bần.

              - Khi tháo bỏ phần ngói xong tiến hành cho cắt xả tháo dỡ phần li tô và cầu phông cũ. Trong khi tháo dỡ cẩn thận tháo từng cây 1 và xếp gọn để đưa xuống đất.

5.2.2  Công tác thi công căn chỉnh xà gồ và lắp đặt Tole

  • Kiểm tra xà gồ cũ xem có bị võng
  • Dùng dây căn chỉnh lại xà gồ
  • Thả lợp tole lên xà gồ. chồng mý 1 sóng tole
  • Định vị khoan và bắn vít tole để cố định tole vào xà gồ, nhằm liên kết Tole với xà gồ
  • Cân chỉnh mặt phẳng của tole

 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG NHÀ VIỆT

5.2.3 Lắp Lito TS30.60

  • Sau khi lợp xông tole , tiến hành thả lito TS30.60 theo khoảng cách 320 mm – 340mm, theo phương vuông góc với sóng tole
  • Căng dây và thước để thả lito theo 1 mặt phẳng chuẩn
  • Chia đều khoảng cách lito và liên kết 1 vít cố định vào sóng trên của tole bắn khoảng cách vít 1000mm 2 con trên dưới

 5.2.4 Công tác vận chuyển ngói lên mái

          Ngói được đóng vào thùng gỗ, đảm bảo an toàn, tránh tình trạng nứt vỡ trong quá trình vận chuyển và được vẩn chuyển lên mái bằng cẩu.

  5.2.5  Thi công lắp đặt ngói

  • Sau khi cân chỉnh và cố định xong lito, tiến hành nghiệm thu lito để chuyển sang công tác lợp ngói
  • Ngói sẽ được lợp từ dưới lên và lợp từ 2 đầu vào trong
  • Lợp ngói cố định vào cầu phông bằng vít. Cứ 1 viên bắn và 1 viên bỏ
  • Khi lợp hoàn thiện ngói, ta tiến hành lợp ngói nóc, chèn vữa vào hai bên sau đó úp viên ngói nóc lên, cân chỉnh và cố định
  • Vệ sinh, nghiệm thu và bàn giao mái ngói

      5.2.6 Hình ảnh một số chi tiết liên kết

 CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG NHÀ VIỆTCÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG NHÀ VIỆT

 

 

6.     BIỆN PHÁP AN TOÀN

6.1.         An toàn trong công tác lắp ghép

-        Xe cẩu phục vụ thi công khi vào công trình phải được các bên liên quan tiến hành kiểm tra nếu đủ điều kiện mới được thi công. Công nhân vận hành cẩu phải có đầy đủ chứng chỉ, bằng lái mới cho vận hành cẩu.

-        Hệ thống lưới điện phục vụ thi công phải riêng lẽ, có cầu giao tổng, cầu dao phân đoạn có khả năng cắt một phần hay toàn bộ khu vực thi công. Sử dụng toàn bộ ổ cắm công nghiệp, dây điện trong quá trình thi công không được hở mối và không cho nằm trên khu vực có nước.

-        Bố trí dây cáp cứu sinh trên những khu vực công nhân làm việc trên cao và công nhân phải trang bị đầy đủ dây an toàn toàn thân khi làm việc trên cao.

-        Công nhân thi công phải mua đầy đủ bảo hiểm và được huấn luyện về an toàn lao động hàng tuần.

-        Luôn bố trí cán bộ an toàn để giám an toàn trong quá trình lắp dựng.

-        Bố trí sắp xếp cấu kiện tập kết, tổ hợp đảm bảo thuận tiện thi công và an toàn khi cẩu lắp.

6.2.         Các biện pháp an toàn trong khu vực lắp

-        Trong quá trình lắp phải có cán bộ kỹ thuật thi công, hoặc đội trưởng hướng dẫn giám sát.

-        Dưới khu vực lắp dựng hay dưới khu vực có công nhân đang thi công phía trên thì không cho các tổ đội khác làm việc đồng thời.

-        Bố trí dây cảnh báo an toàn xung quanh khu vực lắp tại những vị trí nguy hiểm hay che khuất tầm nhìn để đảm bảo an toàn.

-        Công nhân lắp ráp phải là những người có kinh nghiệm và nắm vững biện pháp an toàn về lắp ghép. Công nhân lắp ghép phải được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân theo chế độ hiện hành.

-        Khi lắp phải dùng các loại giàn giáo hoặc thang dây phù hợp với điều kiện thi công. Trường hợp làm khác với thiết kế quy định phải được cán bộ chỉ huy trưởng phụ trách lắp kết cấu thép quyết định cho phép.

-        Các cấu kiện phải sắp xếp hợp lý, đảm bảo dễ dàng khi buộc móc và không bị sập đổ, xoay trượt khi xếp dỡ.

-        Các dụng cụ chuyên dùng để treo móc các kết cấu, cấu kiện phải đảm bảo chắc chắn, không bị gãy, biến dạng khi nâng.

-        Các kết cấu, cấu kiện không có bộ phận buộc móc chuyên dùng phải được tính toán xác vị trí và cách treo buộc để đảm bảo trong suốt quá trình nâng chuyển không bị trượt rơi. 

-        Những kết cấu, cấu kiện có khả năng xoay, khi nâng chuyển phải được chằn buộc chắc chắn và dùng dây mềm để kéo hãm.

-        Khi tiến hành cẩu lắp phải theo sự chỉ huy tín hiệu thống nhất.

-        Sau khi buộc móc, phải nâng tải lên đến độ cao 20cm rồi dừng lại để kiểm tra mức độ cân bằng và ổn định của tải. Nếu tải treo chưa cân, phải cho hạ xuống mặt bằng để hiệu chỉnh lại. Cấm hiệu chỉnh khi tải đang ở trạng thái treo lơ lửng.

-        Phải ngừng cẩu lắp khi có gió từ cấp 5 trở lên hoặc khi trời tối.

-        Người tiếp nhận vật cẩu ở trên cao phải đứng trên những vị trí chắc chắn và phải đeo dây an toàn. Dây an toàn phải móc vào các bộ phận kết cấu ổn định của công trình. Cấm đứng trên những nơi nguy hiểm và không móc dây an toàn. Cấm với tay đòn, kéo hoặc xoay vật cẩu khi còn treo lơ lửng.

-        Chỉ được tháo móc cẩu ra khỏi kết cấu, cấu kiện sau khi đã neo chằng chúng theo đúng quy định của thiết kế (cố định vĩnh viễn, hoặc tạm thời). Không cho phép xê dịch kết cấu, cấu kiện đã được lắp đặt sau khi đã tháo móc cẩu, trừ những trường hợp thiết kế thi công quy định.

-        Không được ngừng công việc khi chưa lắp đặt kết cấu, cấu kiện vào vị trí ổn định.

-        Cấm xếp hoặc đặt tạm các vật cẩu lên sàn tầng, sàn thao tác hoặc bộ phận kết cấu khác vượt quá khả năng chịu tải theo thiết kế của các kết cấu đó.

-        Lối đi lại trên các bộ phận lắp ráp phải theo chỉ dẫn trong thiết kế.

-        Chỉ được lắp các phần trên sau khi đã cố định xong các bộ phận của phần dưới theo thiết kế quy định.

-        Khi cần thiết phải có người làm việc ở phía dưới thiết bị, kết cấu đang lắp ráp (kể cả trên chúng) phải thực hiện các biện pháp đặc biệt đảm bảo an toàn cho những người làm việc.

-        Khi cẩu lắp gần đường dây điện đang vận hành phải đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định.

6.3.         Kỹ thuật an toàn trong cẩu lắp

-        Công nhân di chuyển trên cao được trang bị dây an toàn toàn thân và được móc vào cáp cứu sinh.

-        Khi lắp dầm vào cột, công nhân sử dụng thang dây kết hợp với dây an toàn toàn thân. Thang dây cố định chắc chắn vào đầu cột, khi leo trèo, công nhân móc dây an toàn vào thang.

-        Không được đứng hoặc di chuyển phía dưới vật đang cẩu lắp.

-        Các quy tắc về kỹ thuật an toàn cần được niêm yết ở nơi thuận tiện, dễ thấy. Cũng cần có các hướng dẫn cụ thể ở nơi làm việc và công tác giám sát thường xuyên phải trở thành nguyên tắc trong tổ chức lao động.

-        Công việc trục lắp phức tạp phải do đội trưởng, hoặc người chỉ huy quyết định theo đúng thiết kế thi công. Khu vực trục lắp cũng như khu vực thử máy phải cấm người qua lại trong khi thao tác. Khi nghe thấy hiệu còi cẩu hàng, mọi người phải nhanh chóng đứng tránh về một phía. Các công nhân lái máy cẩu mới được đào tạo, kể cả công nhân phụ lái máy cẩu, đều phải qua ban kiểm tra tay nghề có đại diện của ban chỉ huy công trình. Các công nhân lái cẩu cũng phải được kiểm tra mỗi năm một lần trở lên.

-        Công việc móc cáp và chằng buộc là công việc quan trọng trong trục lắp. Công việc này đòi hỏi công nhân có kinh nghiệm. Công nhân móc cáp cần có tác phong thận trọng, vì chỉ cần sơ suất nhỏ về kỹ thuật an toàn cũng có thể dẫn tới tai nạn. Công nhân móc cáp phải biết rõ sức cẩu của phương tiện, trọng lượng vật cẩu, quy cách vật cẩu để chọn lựa loại cáp treo buộc thích hợp, biết kiểm tra cáp và chu kỳ thử cáp. Tuyệt đối không được cẩu khi cáp hỏng, hoặc khi không biết rõ sức cẩu.

-        Không được dùng các máy trục có những hư hỏng ở kết cấu thép, dây cáp, xích, bộ phận cẩu, phanh hãm cơ cấu tự cắt… vì dễ gây tai nạn.

-        Trước khi cẩu cần kiểm tra puli, móc, dây cáp, tời và các bộ phận khác. Khi phát hiện hư hỏng cần khắc phục ngay, khi không được phép thì không được dùng kết cấu công trình để treo buộc thiết bị trục lắp.

-        Không được hạ vật nặng trên giàn giáo. Khi hạ thiết bị nặng từ toa sàn xe lửa xuống khi không có cần trục phải dùng tời và hệ múp. Trường hợp có cần kê đà dốc từ 10% trở lên tà vẹt gỗ. Dùng đinh đĩa liên kết các tà vẹt gỗ. Trường hợp thiết bị rất nặng phải lót trên đà gồ đường ray hoặc thép được cố định chặt phải dùng 2 tời, một tời kéo, một tời hãm.

-        Trong khi làm việc không được phanh quá mạnh hoặc dùng cơ cấu đảo chiều quay. Không được cẩu vật nặng đang bị vướng, vì có thể gây quá tải làm đứt dây cáp. Không được dùng móc cẩu kéo lết vật theo đường chéo, hoặc quay cần cho cáp bị lệch.

-        Khi trục lắp dưới đường dây tải điện, cần được phép của người chỉ huy và phải có văn bản cho phép của cơ quan quản lý đường dây tải điện.

-        Các bộ phận của máy trục cần bao che các vỏ bao che bằng kim loại: động cơ, đường ray cần phải được tiếp đất.

-        Các bộ phận máy cần có khoá bảo vệ khi máy không làm việc.

-        Không được vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn. Khi làm việc trên cao phải đi giầy có đế không trượt, có giây an toàn.

-        Các vật nặng và cồng kềnh phải được cẩu thử lên cao 300-500mm, kiểm tra thấy an toàn mới cẩu tiếp tục. Nếu không an toàn, phải hạ xuống sửa lại cách treo buộc.

-        Chỉ được tháo cáp ở vật cẩu khi đã đặt cẩu ở vị trí cố định.

-        Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các công nhân trục lắp, công nhân lái cẩu, công nhân móc cáp, công nhân điều khiển tời và máy kéo… và phải tuân thủ nghiêm túc đối với tín hiệu điều khiển. Ngoài tín hiệu bằng âm thanh người ta dùng tín hiệu nhìn thấy.

-        Công việc hạ thiết bị nặng theo độ dốc, nhất là khi dùng đế trượt trên con lăn là công việc phức tạp, cần phải làm thận trọng để tránh tai nạn. Rất nguy hiểm khi đứng dưới vật cẩu, hoặc đứng gần dây cáp đang kéo căng, vì dây cáp có thể quật đứt vào người, hoặc rơi vật cẩu. Dùng dây cáp cẩu ở khu vực có công việc hàn cần phải có biện pháp bảo vệ cáp, chống hồ quang làm cháy cáp. Khi cẩu vật dài phải dùng 3 dây treo ở trên. Góc nghiêng của nhánh cáp buộc từ 45° trở lên. Cần chèn cáp không bị trật khi kéo lên. Không dùng một dây treo để cẩu vật dài.

-        Cần bảo đảm đủ ánh sáng ở hiện trường trục lắp để cho người điều khiển và công nhân lái cẩu thấy rõ tín nhiệm và các động tác chỉ huy.

-        Chỉ đấu cẩu trong trường hợp đặc biệt khi được phép và phải tuân theo sự chỉ dẫn. Khi có tải trọng ở mỗi cần trục không vượt quá 90% sức cẩu cho phép của mối chắp. Đối với cần trục, phải chú ý tới độ vươn tay cần vì khi độ vươn tăng thì sức cẩu giảm. Trong cabin cần trục phải có bản ghi rõ các sức cẩu, với độ vươn tương ứng để phòng ngừa quá tải.

-        Trong vận hành cầu trục không được vận hành quá tải, không được phép cho múp cẩu chạm vào đầu cần, không được cho cần trục tháp chạy sát đầu đường ray. Đặt cơ cấu hãm và tự cắt điện ở đầu đường ray, dùng cơ cấu cắt quá tải ở cần trục.

-        Thiết bị và các cần trục mới qua đại tu, hoặc mới nhận từ đơn vị khác bắt buộc phải thử tải. Sau khi thử tải tĩnh, phải thử tải động ở tải trọng vượt 10% tải trọng cho phép.

7.     BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG

7.1.         Giới thiệu chung

-        Chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, từ khâu khảo sát, qui hoạch lập dự án đầu tư, thiết kế dự toán, thi công xây lắp đến việc quản lý sử dụng...Trong các yếu tố trên, thì chất lượng công trình chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi khâu thi công xây lắp, bởi lẽ đây là giai đoạn sản phẩm hình thành, khó thay đổi và chi phí chủ yếu xuất phát từ đây.

-        Việc thi công một công trình càng được thực hiện một cách khoa học, tính toán kỹ lưỡng, kiểm tra, giám sát cẩn thận và tuân thủ các qui phạm kỹ thuật triệt để thì chất lượng công trình càng được bảo đảm. Các biện pháp cụ thể sau đây sẽ được chúng tôi áp dụng để bảo đảm hiệu quả cho công tác quản lý chất lượng công trình.

kỹ thuật

7.2.         Các căn cứ của công tác quản lý chất lượng

Các căn cứ sau đây sẽ là một trong những cơ sở nền tảng cho công tác quản lý chất lượng:

-        Hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được duyệt.

-        Các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành Xây Dựng, của Nhà nước, của nước ngoài được dùng để tham khảo, tra cứu. Điều kiện kỹ thuật của công trình do bên A phát hành và yêu cầu.

-        Các điều kiện qui định trong hồ sơ mời thầu, trong hợp đồng thi công.

-        Việc đúc kết kinh nghiệm trong quản lý các công trình xây dựng đã được chúng tôi thực hiện trong suốt quá trình hình thành và phát triển của Công ty.

7.3.         Bộ máy tổ chức công trường

-        Bộ máy tổ chức công trường được chúng tôi thành lập theo như sơ đồ kèm theo hồ sơ dự thầu. Bộ máy này thể hiện rõ sự thống nhất quản lý công trường của Công ty chúng tôi xuyên suốt từ cấp lãnh đạo cao nhất là Ban Giám Đốc Công ty, Ban chỉ huy công trường đến đội ngũ những người thợ, người lao động trực tiếp thực hiện công tác thi công dưới sự hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của một đội ngũ các trưởng bộ phận thi công, các cán bộ kỹ thuật, các đội trưởng đội sản xuất. Tham gia gián tiếp vào công trường còn có các bộ phận khác cùng hỗ trợ, phối hợp với ban chỉ huy công trường về mặt tài chính, vật tư, nhân sự, kỹ thuật... là các phòng ban Công Ty.

-        Việc phân giao nhiệm vụ và phối hợp thực hiện của bộ máy điều hành, thi công công trường được nêu cụ thể tại sơ đồ tổ chức hiện trường do chúng tôi lập và nộp trình.

7.4.         Nhân sự bố trí cho công trường

-        Lực lượng thi công của Công ty chúng tôi được bố trí làm việc tại công trường là những đơn vị có kinh nghiệm thi công, đã thực hiện rất nhiều công trình tại TP.HCM và các tỉnh, thành phố lân cận.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG NHÀ VIỆT

Công trình đảm bảo an toàn kỹ thuật

7.5.         Chất liệu vật liệu

Các vật liệu sử dụng cho công trình khi giao về công trường phải thực hiện như sau:

-        Trình mẫu và được bên Chủ Đầu Tư chấp thuận. Mẫu vật liệu phải đáp ứng các yêu cầu trong điều kiện kỹ thuật, các qui phạm xây dựng và theo như Hồ sơ mời thầu. Các lý lịch sản xuất, gia công, xuất xưởng, các kết quả thử nghiệm liên quan đến vật liệu cũng phải được trình nộp đồng thời khi hàng giao hàng đến công trường.

-        Cung cấp vật liệu theo đúng mẫu đã được bên Chủ Đầu Tư duyệt. Các lý lịch sản xuất, gia công, xuất xưởng, các kết quả thử nghiệm liên quan đến vật liệu cũng phải được trình nộp đồng thời khi hàng giao đến công trường.

-        Bên giao, nhận vật tư giữa các bộ phận trong Công Ty phải thực hiện các thủ tục giao nhận, các biên bản lưu giữ trong đó thể hiện rõ số lượng, chất lượng, phương tiện vận chuyển, thời gian giao nhận...

7.6.         Bảo quản vật liệu tại công trường

-        Vật liệu phải bảo quản đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đúng yêu cầu về kho, bãi, về cách đóng, mở gói, chuyên chở…

 

Quý khách có thể xem thêm BÁO GIÁ THI CÔNG MÁI NGÓI >>>TẠI ĐÂY<<<<<<

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

CÔNG TY THI CÔNG KHUNG KÈO THÉP STEELTRUSS CHO MÁI NGÓI UY TÍN NHẤT
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn